Cắt giảm sản xuất, việt nam dè dặt nhập khẩu thép phế liệu

09:51:49 14/11/2022 Lượt xem 604 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Theo số liệu thống kê từ Hải quan Nhật Bản, Nhật Bản đã xuất khẩu khoảng 623.000 tấn thép phế liệu trong tháng 9/2022, tăng 26% so với tháng 8 và tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản đạt khoảng 4,7 triệu tấn, giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Được biết, Việt Nam là nước nhập khẩu phế liệu nhiều thứ hai của Nhật Bản trong năm 2022, sau Hàn Quốc. Cụ thể, lượng sắt thép phế liệu từ Nhật Bản đổ về Việt Nam gần đây gia tăng. Cụ thể, trong tháng 9 mặt hàng này nhập về Việt Nam đạt gần 148.000 tấn, tăng 29,3% so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, do tình hình sản xuất và tiêu thụ thép suy yếu trong thời gian qua khiến lượng thép phế nhập khẩu từ Nhật Bản giảm rõ rệt. Sau 9 tháng, Việt Nam nhập khoảng 1,05 triệu tấn phế liệu sắt thép từ quốc gia này, giảm mạnh tới 42% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện, phế liệu sắt thép được phép nhập khẩu vào Việt Nam phục vụ cho tái chế, đầu vào sản xuất. Rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sắt thép của Việt Nam sử dụng các loại sắt thép phế liệu cho công đoạn nung, luyện phôi gang để tạo sản phẩm mới.

Trên thị trường, giá thép phế nội địa trong tháng 9/2022 tăng từ 400.000 - 700.000 đồng/tấn, hiện đang ở mức 8,9-10,1 triệu đồng/tấn, theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam.

Trong khi đó, giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á được điều chỉnh giảm 35 USD/tấn so với tháng 9, ở mức 405 USD/tấn tại thời điểm ngày 6/10.

Với việc giá thép phế liệu cùng một số loại nguyên liệu đầu vào khác trong sản xuất thép biến động khó lường, một số doanh nghiệp thép trong nước thông báo điều chỉnh giảm giá thép xây dựng 3 lần thứ trong tháng 10 với mức giảm 610.000 - 970.000 đồng/tấn.

Hiện giá thép đang dao động quanh mức 15 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu, tuy nhiên vẫn còn cao hơn so với hồi đầu năm.

Với ngành thép trong nước, do nguồn cung cấp sắt thép vụn trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu nên các doanh nghiệp phải sử dụng 60% nguyên liệu sắt thép phế liệu nhập khẩu để đáp ứng đủ cho sản xuất.

Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn./.

Bất động sản việt nam

Bài viết liên quan:

Tin ngành thép 26/08/2024

Nguy cơ nhu cầu thép tại Trung Quốc đã đạt đỉnh và sẽ sụt giảm trong thời gian tới có tác động lớn tới các công ty thép trên toàn thế giới.

Xem thêm

Tin ngành thép 16/08/2024

Cổ đông Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim, Tôn Đông Á "ngồi trên đống lửa" khi giá thép thế giới rơi tự do, "nín thở" chờ các quyết định chống bán phá giá

Xem thêm

Tin ngành thép 08/08/2024

Trong nửa đầu năm nay, lượng thép Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,6 triệu tấn tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xem thêm

Tin ngành thép 29/07/2024

Tiêu thụ tôn mạ tăng mạnh 38% trong 5 tháng đầu năm nay nhưng sự phục hồi được đánh giá là không đáng kể do nền thấp từ năm trước.

Xem thêm

Tin ngành thép 16/07/2024

Bộ Công Thương cho biết tính đến nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại (PVTM) từ 24 thị trường và vùng lãnh thổ.

Xem thêm
Trang chủ
Hỗ trợ Online
Mr.Thuan

Mr.Thuan

0908076568
Mr.Quoc

Mr.Quoc

0789189677
Mr.Hoa

Mr.Hoa

0987243898
Vị trí công ty
0908076568
messenger icon zalo icon