Theo dự báo triển vọng ngành thép dịp cuối năm của VCBS phân tích, Trung Quốc giảm dần sản lượng xuất khẩu gây ra thiếu hụt cho các đối tác thường xuyên nhập khẩu thép từ nước này, mở ra cơ hội cho các quốc gia xung quanh thâm nhập vào thị trường lớn nhất thế giới.
Tại châu Âu, các biện pháp phòng vệ khiến nhiều nước xuất khẩu lớn cho thị trường này gặp khó khăn để tăng sản lượng trong khi nhu cầu không có dấu hiệu hạ nhiệt. Rõ ràng, đây là cơ hội kinh doanh tốt cho tháp Việt, đặc biệt giá sản xuất của doanh nghiệp ta khá cạnh tranh do các nhà sản xuất tự chủ nguồn cung thép cuộn cán nóng.
Mới đây nhất, ngày 15/11, Tổng thống Mỹ đã phê chuẩn gói đầu tư 1,200 tỷ USD nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, đánh dấu khoản vốn lớn nhất cảu Hoa Kỳ kể từ Đạo luật Đường cao tốc Viện trợ Liên Bang. Cụ thể, các dự án có nhu cầu huy động théo bao gồm 110 tỷ USD giành cho đường các dự án giao thông trọng điểm, 66 tỷ USD giành cho đường sắt, 39 tỷ USD giành cho phương tiện công cộng và 7,5 tỷ USD giành cho xe điện. Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ ước tính cứ 100 tỷ USD đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng thì sẽ làm tăng nhu cầu thép trong nước lên 5 triệu tấn.
Nhu cầu thép thế giới đã tăng đáng kể từ quý 1/2021 khi hàng loạt quốc gia đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn tối thiểu đến hết nửa đầu năm 2022, qua đó kích thích các nhà sản xuất thép Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ cũng đã thông báo khởi động kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.350 tỷ USD vào đầu tháng 8. Gói đầu tư này sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tăng trưởng kinh tế với trọng tâm là mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông và sử dụng nhiên liệu sạch hơn. Thị trường này cũng là cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu.
Doanh nghiệp hội nhập