Sức cạnh tranh của thép Việt còn thấp vì phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

07:56:33 10/05/2022 Lượt xem 578 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Sản xuất thép còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu

Bộ Công Thương cho hay, tính đến năm 2021, năng lực sản xuất phôi thép là 27 triệu tấn/năm; trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm, theo TTXVN.

Ngoài một số nhà máy xây dựng mới với công suất lớn như: Khu liên hợp Gang thép Hòa Phát Dung Quất, Khu liên hợp Gang thép Hưng Nghiệp Formosa, thép Nghi Sơn. Các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu.

Năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế, hiện nay chủ yếu là các sản phẩm chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế; đặc biệt là thép hợp kim, Việt Nam chưa sản xuất được các loại thép đặc biệt.

Năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam còn khá thấp khi phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhà máy có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường.

“Ngành thép của Việt Nam cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite... nên khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Các nhà máy thép ở Việt Nam chưa sản xuất được những loại thép đặc biệt. (Ảnh: Tôn Nam Kim)

Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…

Với dự báo giá quặng sắt, thép phế, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.

Nhìn nhận quá trình phát triển gần đây, Bộ Công Thương cho rằng trong giai đoạn 2016-2021, ngành công nghiệp thép đã có sự phát triển nhanh nhưng mất cân đối giữa phát triển thượng nguồn và hạ nguồn. Các sản phẩm sau thép như tôn mạ kẽm, thép ống tăng trưởng tốt về giá trị sản xuất và xuất khẩu.

Trong khi đó, các chủng loại thép hợp kim, đặc biệt là HRC - nguyên liệu đầu vào cần thiết cho nhiều ngành như sản xuất thép cán nguội (CRC), tôn mạ, ống thép, đóng tàu, cơ khí chế tạo có nhu cầu lớn, song năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên dẫn đến tiếp tục phải nhập khẩu với số lượng lớn.

Về lâu dài, để đảm bảo nhu cầu HRC và các loại thép hợp kim, thép chất lượng cao trong nước cần tiếp tục thu hút và đầu tư một số Nhà máy liên hợp sản xuất thép lớn để phục vụ nhu cầu nội địa, giảm dần sự phụ thuộc vào thép nhập khẩu.

"Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất quốc gia", Bộ Công Thương khẳng định.

Thép chế biến chế tạo sẽ trở thành mũi nhọn của ngành

Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành thép, Bộ Công Thương đề xuất xây dựng “Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD.

 (Số liệu: Bộ Công Thương, Biểu đồ: Hoàng Anh)

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nhưng không có chính sách đặc thù.

Sau khi quy hoạch ngành thép bãi bỏ theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 và việc kiểm soát giá cũng được đưa ra khỏi danh mục hàng hóa kiểm soát theo quy định của Luật Giá năm 2012, Nhà nước không có công cụ nên khó đảm bảo công tác quản lý nhà nước về ngành thép, không quản lý được năng lực sản xuất, cân đối cung - cầu sản phẩm ngành thép trong nước để cung cấp nguyên liệu.

Bộ Công Thương đưa ra một số định hướng để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.

Thứ nhất với chủng loại HRC: trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự án sản xuất lớn. Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.

Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn; trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đề cập tới vấn đề nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy các dự án thép phát triển nhằm hình thành, phát triển mạnh ngành luyện kim.

Vietnambiz

Bài viết liên quan:

Tin ngành thép 06/11/2024

Chỉ trong vòng 4 tháng, đã có 7 vụ việc các nước sử dụng các biện pháp  liên quan đến phòng vệ thương mại mặt hàng thép Việt Nam. Điều này tạo ra nhiều rủi ro hơn trong bối cảnh các doanh nghiệp đang lên kế hoạch tăng sản lượng.

Xem thêm

Tin ngành thép 09/10/2024

Vừa qua, giá thép xây dựng trên thị trường liên tục được các nhà sản xuất điều chỉnh tăng, trong đó thép thanh vằn Hòa Phát tăng đến 460.000 đồng một tấn.

 

Xem thêm

Tin ngành thép 30/09/2024

Giá quặng sắt tiếp nối đà tăng mạnh từ tuần trước sau khi Trung Quốc công bố các chính sách tạo điều điều kiện thuận lợi cho việc mua nhà. 

Xem thêm

Tin ngành thép 09/09/2024

Lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt mức cao nhất trong 8 năm qua vào năm nay

Xem thêm
Trang chủ
Hỗ trợ Online
Mr.Thuan

Mr.Thuan

0908076568
Mr.Quoc

Mr.Quoc

0789189677
Mr.Hoa

Mr.Hoa

0987243898
Vị trí công ty
0908076568
messenger icon zalo icon