Lịch sử ngành thép

09:05:20 15/11/2021 Lượt xem 867 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần lớn vào quá trình phát triển của loài người. Kể từ khi công nghệ luyện thép đạt đến tầm cao mới là lúc kết cấu của thép trở nên vững chắc hơn, thép đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng cầu đường, nhà cửa và dần thay thế các nguyên liệu xây dựng khác như, đá và gỗ bởi đặc tính vững chắc và dễ tạo hình của thép. Hơn nữa, thép cũng là nguyên vật liệu chính cho các các ngành công nghiệp khác như đóng tàu, phương tiện vận chuyển, xây dựng nhà máy và sản xuất máy móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Nhận biết tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc gia đã dành nhiều thời gian và chính sách nhằm nguyên cứu và phát triển ngành thép. Bởi thép được coi là nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp khác. Với mục tiêu đưa đất nước trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam đã coi ngành sản xuất thép là ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế, đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của các ngành công nghiệp khác và tăng cường xuất khẩu. Bên cạnh đó, chính phủ dành nhiều chính sánh khuyến khích các thành phần kinh tế khác đầu tư vào ngành thép nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và nhân lực còn rỗi của các ngành, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động.

LỊCH SỬ NGÀNH THÉP VIỆT NAM

Trước khi đi vào tìm hiểu thực trạng ngành thép Việt Nam. Chúng tôi xin được sơ lược qua về lịch sử ngành thép, quá trình hình thành và phát triển, để nhà đầu tư thấy rõ được cơ hội cũng như thách thức đối với ngành thép Việt Nam hiện tại và trong tương lai.

Ngành thép Việt Nam manh nha từ đầu những năm 60 của thế kỷ thứ XX với mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên, do phía Trung Quốc trợ giúp. Mặc dù năm 1963 mẻ gang đầu tiên được ra đời nhưng mãi đến năm 1975 Việt Nam mới có được sản phẩm thép cán. Sau đó, thời kỳ 1976 – 1989 là thời gian mà ngành thép không có bước tiến đáng kể, chỉ phát triển ở mức độ cầm chừng. Nguyên nhân của sự phát triển cầm chừng này phải kể đến tình hình khó khăn của nền kinh tế, đất nước rơi vào khủng hoảng, nền nông nghiệp được ưu tiên trước nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, được ưu tiên nhập khẩu thép với giá rẻ từ Liên Xô cũ và các nước XHCN khác. Do thép nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với sản xuất trong nước nên Việt Nam chọn phương án nhập khẩu thép để đáp ứng cho nhu cầu trong nước, vì vậy mà ngành thép không phát triển. Sản lượng chỉ duy trì ở mức 40.000 – 85.000 tấn/năm.

 

Do thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa của Chính phủ, thời kỳ 1989 – 1995, ngành thép bắt đầu có bước tăng trưởng đáng kể, sản lượng thép sản xuất trong nước vượt ngưỡng 100.000 tấn/năm. Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành thép Việt Nam là sự ra đời của Tổng công ty Thép Việt Nam vào năm 1990. Tổng công ty được thành lập với mục đính thống nhất quản lý ngành thép quốc doanh trong cả nước. Thời kỳ này, ngành thép Việt Nam như được thay da đổi thịt, xuất hiện nhiều dự án đầu tư theo chiều sâu và liên doanh với đối tác nước ngoài được thực hiện. Ngành thép Việt Nam cũng thu hút được sự quan tâm từ các ngành trọng điểm khác của nền kinh tế như ngành cơ khí, xây dựng, quốc phòng… tham gia đầu tư dự án nhỏ sản xuất thép để phục vụ sự phát triển của chính ngành mình. Sản lượng thép cán của ngành Thép năm 1995 đạt 450.000 tấn/năm, tương đương tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Theo mô hình Tổng công ty 91, tháng 4/1995, Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty Kim Khí.

Giai đoạn 1996 – 2000, ngành thép Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và có nhiều dự án đầu tư mới theo chiều sâu, có thêm 13 dự án liên doanh, trong đó có 12 nhà máy liên doanh cán thép và gia công chế biến sau cán. Năm 2000, ngành Thép đạt sản lượng 1,57 triệu tấn.

 

Từ năm 2000 trở đi, do tác động của chính sách mở cửa và hội nhập nền kinh tế, Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ tiềm năng thu hút nhiều dự án đầu tư từ phía đối tác nước ngoài. Theo đó, nhu cầu về thép xây dựng cũng như thép dùng trong các ngành công nghiệp khác tăng. Các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư theo chiều sâu các dự án nhằm đáp ứng tối đa cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trong một vài năm qua, nhu cầu thép của Việt Nam đều tăng ở mức 2 con số mỗi năm. Đáp ứng mức tăng ấy, sản lượng sản xuất thép của các doanh nghiệp trong nước tăng mạnh theo từng năm. Tuy nhiên, thực trạng gần đây cho thấy, ngành Thép cung vẫn chưa đủ cầu, sản xuất thép trong nước chưa đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước, với ngành đóng tàu dường như phải nhập thép nguyên liệu hoàn toàn do trình độ kỹ thuật trong nước không đáp được nhu cầu về chất lượng.

 

Bài viết liên quan:

Sổ tay ngành thép

TCVN 1651-2:2018 là tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu cho thép thanh vằn dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông.

Xem thêm

Sổ tay ngành thép

Sự khác nhau giữa Sắt và Thép

Xem thêm

Sổ tay ngành thép

Thép cán nóng được gia công, ép, dập, tạo hình khi thép còn nóng. Sau đó để nguội ta được thành phẩm. 

Xem thêm

Sổ tay ngành thép

Tầm quan trọng của ngành thép

Xem thêm
Trang chủ
Hỗ trợ Online
Mr.Thuan

Mr.Thuan

0908076568
Mr.Quoc

Mr.Quoc

0789189677
Mr.Hoa

Mr.Hoa

0987243898
Vị trí công ty
0908076568
messenger icon zalo icon