Mác thép là gì? Những điều cần biết về mác thép

09:19:21 15/11/2021 Lượt xem 850 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu hiện cho độ chịu lực của thép. Hay nói cách khác mác thép là khả năng chịu lực của thép. Nó cho biết khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của sản phẩm thép đó.

Các loại mác thép phổ biến trên thị trường hiện nay như: SS400, S45C, CT3, Q235,390, CII, CIII, P20, A36, Gr60, Grade460, SD49,(CT51), CIII, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V….

 

MÁC THÉP LÀ GÌ ?

 

Các thông số trên là mác thép phụ thuộc vào tiêu chuẩn thép sử dụng. Bao gồm các tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Chất lượng thép xây dựng ngày càng tăng và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Bao gồm cả thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Để có thể lựa chọn loại thép phù hợp nhất với từng kết cấu công trình thì chúng ta phải lựa chọn dựa theo cường độ chịu lực của thép hay mác thép.

Thực tế, mỗi ký hiệu trên thép đều mang những ý nghĩa riêng. Ký hiệu của mác thép gắn với “tiêu chuẩn sản xuất được áp dụng” của thép đó. Dưới đây là một số tiêu chuẩn của mác thép mà bạn cần nắm được khi lựa chọn thép xây dựng.

 

Giải Thích Ý Nghĩa Về Ký Hiệu Và Chỉ Số Của Mác Thép

 

Mác thép được quy định theo các tiêu chuẩn quốc gia. Tại mỗi quôc gia tiêu chuẩn thép được quy định khác nhau:

  • Mác thép Việt Nam: TCVN
  • Các loại thép Mỹ: Tiêu chuẩn các loại thép AISI / SAE
  • Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO / TS 4949 : 2003
  • Tiêu chuẩn Châu Âu – EN 10027
  • Mác thép Nhật Bản: Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản (JIS) và tiêu chuẩn NK
  • Mác thép của Đức: tiêu chuẩn DIN
  • Mác thép Trung Quốc: tiêu chuẩn GB
  • Mác thép của Séc: tiêu chuẩn CSN
  • Mác thép của Nga: tiêu chuẩn GOST
  • Mác thép Tây Ban Nha: tiêu chuẩn UNE
  • Mác thép của Pháp: Tiêu chuẩn AFNOR
  • Mác thép Ý: tiêu chuẩn UNI
  • Mác thép Thụy Điển: Tiêu chuẩn SIS
  • Mác thép của Na Uy: tiêu chuẩn DNV

 

Một mác thép thường thể hiện ứng dụng, thành phần hóa học và đặc tính cơ học riêng của một loại sản phẩm. Dưới đây là bảng tra cứu các mác thép theo các tiêu chuẩn Châu Âu, Việt Nam và Nhật Bản thường gặp nhất:

 

CÁC TIÊU CHUẨN MÁC THÉP

 

Việc hiểu và nắm rõ từng tiêu chuẩn về mác thép chính là yếu tố quan trọng giúp bạn biết phân biệt và có cách chọn thép phù hợp, đạt chuẩn nhất. Tránh tối đa trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái dẫn đến chất lượng công trình xuống cấp. Và mác thép được sản xuất ở đâu sẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn ở khu vực đó. Dưới đây là tiêu chuẩn của mác thép tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Mỗi nước lại có tiêu chuẩn về mác thép khác nhau.

 

 

Mác thép theo tiêu chuẩn Việt Nam

 

Theo TCVN 1765 – 75: Thép được kí hiệu bằng chữ cái CT, gồm 3 phân nhóm A,B,C.

  • Nhóm A – đảm bảo tính chất cơ học. Kí hiệu nhóm này là CTxx. Với xx là số phía sau. Bỏ chữ A ở đầu mác thép. Ví dụ: CT38, CT38n, CT38s là 3 mác có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPa. Ứng với 3 mức khử ôxi khác nhau. Đó là lặng,bán lặng và sôi tương đương với CT38, CT38n, CT38s.
  • Nhóm B – đảm bảo thành phần hóa học. Quy định thành phần  BCT380,14-0,22)C-(0,3-0,65)Mn.
  • Nhóm C – đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học.

Theo TCVN 1651 – 1:2008 thường được áp dụng cho các loại thép thanh vằn sử dụng để đổ bê tông cốt thép. Các mác thép ở đây bao gồm: CB300-V, CB400-V, CB500-V, CB600-V. Ký hiệu “CB” là viết tắt của từ “cốt bê tông”, số có 3 chữ số là giới hạn chảy (ví dụng giới hạn chảy của CB300-V thì giới hạn chảy là 300N/mm2), chữ “V” biểu thị cho từ “thép thanh vằn”. Đặc biệt trong các mác thép trên thì mác thép CB600-V không được sử dụng để hàn.

 

Mác thép  là gì? Những điều cần biết về mác thép - Ảnh 2
Thép được sản xuất theo tiêu chuẩn mác của từng quốc gia

 

Mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Chúng ta hay đến các loại mác thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Con số sau chữ cái thể hiện cường độ của thép. Trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép. Ví dụ SD240 thể hiện thép có cường độ chịu lực 240N/mm2.

 

Mác thép theo tiêu chuẩn Nga

Kí hiệu bằng chữ cái: CT và số hiệu mác thép từ 0-6 phụ thuộc vào tính chất hóa học và cơ học. Thành phần cacbon trong hỗn hợp càng lớn và độ bền của thép càng cao. Thì số kí hiệu mác thép sẽ càng lớn.

Để phân cấp bậc thép theo tiêu chuẩn Nga. Các số tương ứng thường được ở sau cùng mác thép. Cấp bậc 1 thì không được ghi. Phía trước của mác thép ghi nhóm cúa thép tương ứng A,B,C.

Ví dụ mác thép Y7: Là thép chất lượng chứa 0,7 % cacbon, là thép lặng. Tất cả các loại thép dụng cụ đều khử rất tốt oxi.

 

Mác thép theo tiêu chuẩn Mỹ

Mỹ là nước có rất nhiều hệ thống tiêu chuẩn mác thép phức tạp. Có ảnh huởng lớn tới nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Dưới đây là hệ tiêu chuẩn thường dùng nhất đối với từng loại vật liệu kim loại.

  • Dùng ASTM (American Society for Testing and Materials). Là ký hiệu theo các số tròn (42, 50, 60, 65) chỉ độ bền tối thiểu có đơn vị ksi (1ksi = 1000 psi = 6,8948MPa = 0,703kG/mm2)
  • Dùng SAE (Society for Automotive Engineers). Là ký hiệu bắt đầu bằng số 9 và hai số tiếp theo chỉ chỉ độ bền tối thiểu có đơn vị ksi.

 

 

CÁCH ĐỌC MÁC THÉP

 

Đối với thép dạng cây tròn 

Đọc mác thép xây dựng thì thường ký hiệu bằng cả chữ và số. Chữ thường là SD, Grade, CB. Cách ký hiệu các chữ này là tùy thuộc vào tiêu chuẩn của nhà máy  sản xuất ra thép đó.

Nếu nhà máy đó sử dụng tiêu chuẩn Nhật Bản để sản xuất thì sẽ ký hiệu là SD. Trong đó S là  viết tắt của Steel. D là viết tắt của Deform. Nếu sử dụng mác theo tiêu chuẩn Việt Nam để sản xuất thì ký hiệu là CB. “CB” là từ viết tắt của “cốt bê tông”. Nếu nhà máy đó sử dụng tiêu chuẩn đến từ Mỹ hoặc Châu Âu thì thường ký hiệu là Grade. Grade nghĩa là loại. Chữ số đằng sau thể hiện cường độ chịu lực của thép. 

 

Mác thép  là gì? Những điều cần biết về mác thép - Ảnh 3
Thép cây tròn

 

Ví dụ 295 nghĩa là cường độ chịu lực của mác thép là 295N/mm2. Ý nghĩa là 1 mm2 thép này có thể chịu kéo hoặc chịu nén tối đa 295N, giá trị này sẽ dùng để tính toán độ chịu lực trong từng công trình.

Mác thép thường sẽ được ghi trên cây thép. Nhà sản xuất sẽ ghi SD390, CB300, Grade 60. Nếu bạn mua theo số lượng lớn từ nhà máy sản xuất. Không mua lẻ trên thị trường thì bạn sẽ nhận được tem đính kèm. Được gắn trên  bó có ghi rõ đầy đủ chi tiết mác thép.

 

Đối với thép tấm, thép hình và thép hộp

Đối với loại thép dạng này thì thường ký hiệu là SS400, Q235, Q235A, Q235B, Q345, Q345B. Với loại thép này thì sẽ không có ký hiệu trên sản phẩm thép. Mác thép đó sẽ đi kèm với giấy tờ hoặc chúng ta phải cắt mẫu đi thí nghiệm thì mới biết được mác thép đó có giá trị bao nhiêu.

Đặc biệt, thép hộp đang là một trong những vật liệu thép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nên tình trạng thép hộp không chính hãng. Kém chất lượng đang được bày bán tràn lan trên thị trường. Do đó việc ghi nhớ các loại mác thép là một trong các cách chọn thép hộp chính xác và hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp quá trình mua hàng và sử dụng thép xây dựng của bạn được hiệu quả và đạt chất lượng tốt nhất.

 

 

MỘT SỐ MÁC THÉP PHỔ BIẾN

 

Mác thép SS400

Mác thép SS400 là loại mác thép carbon rất phổ biến được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn của Nhật Bản – JIS G3101. Có thể nói đây là loại mác thép được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng gồm các hạng mục nhà xưởng và nhà khung thép tiền chế.

Các loại thép ứng dụng loại mác thép này gồm có thép cuộn, thép hình hay thép tấm thông thường. Theo đó, đặc điểm của thép tấm SS400 có màu xanh đen và dễ bị rỉ sét. Thép tấm được sản xuất bằng cách cán nóng trong điều kiện nhiệt độ 1000 độ C. Với thép dạng cuộn thì khác, được sản xuất bằng cán nguội nhiệt độ thấp.

giới hạn độ bền kéo của loại thép SS400 là khoảng 400-510 MPa, tương đương với các loại thép có mác CT42, CT51 (Việt Nam), CT3 (Nga) hay Q235 (Trung Quốc),…

 

Các thông số của thép SS400:

  • Bền kéo (tensile streng): 400-510 Mpa
  • Bền chảy chia theo độ dày:
  • Nhỏ hơn 16 mm: 245 Mpa
  • Từ 16 – 40 mm: 235 Mpa
  • Lớn hơn 40 mm: 215 Mpa
  • Độ dãn dài tương đối % chia theo độ dày
  • Nhỏ hơn 25 mm: 20 %
  • Lớn hơn hoặc bằng 25 mm: 24 %

 

Mác thép C45

Thép C45 là loại thép cacbon có nồng độ carbon trong thép khoảng 0.45% (theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1766-75). 

Loại thép này thường được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm trong ngành xây dựng, cơ khí như bánh đà, bu lông, ốc vít, ty ren,…

Ngoài cacbon, thép C45 còn có chứa các thành phần tạp chất như lưu huỳnh, silic, mangan, crom, niken, phốt pho,..

Các thông số của thép C45:

  • Độ bền đứt σb (Mpa): 610
  • Độ bền chảy σc (Mpa): 360
  • Độ giãn dài tương đối δ (%): 16
  • Độ cứng HRC: 23  

Cần báo giá chi tiết nhất cho công trình của mình, Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0908076568

 

Nguồn : Tổng hợp

Bài viết liên quan:

Sổ tay ngành thép

TCVN 1651-2:2018 là tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu cho thép thanh vằn dùng làm cốt trong các kết cấu bê tông.

Xem thêm

Sổ tay ngành thép

Sự khác nhau giữa Sắt và Thép

Xem thêm

Sổ tay ngành thép

Thép cán nóng được gia công, ép, dập, tạo hình khi thép còn nóng. Sau đó để nguội ta được thành phẩm. 

Xem thêm

Sổ tay ngành thép

Tầm quan trọng của ngành thép

Xem thêm
Trang chủ
Hỗ trợ Online
Mr.Thuan

Mr.Thuan

0908076568
Mr.Quoc

Mr.Quoc

0789189677
Mr.Hoa

Mr.Hoa

0987243898
Vị trí công ty
0908076568
messenger icon zalo icon